LONGFORMĐường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và Lào, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã tạo ra thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng. Tuyến đường đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng giành độc lập dân tộc và thực sự là biểu tượng sinh động nhất của liên minh chiến đấu Việt Nam-Lào.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và thực hiện thắng lợi quyết định này là một sáng tạo chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của 3 dân tộc Việt Nam-Lào-Campuchia.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Sau Hiệp định Geneva, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời giữ vai trò hậu phương cho tiền tuyến miền Nam chiến đấu, giành lại chính quyền đang đặt dưới sự kiểm soát của ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Yêu cầu ngày càng cao của mặt trận miền Nam đặt ra đòi hỏi bức thiết về một tuyến vận chuyển đảm bảo được nhân lực, vật lực cho tiền tuyến, cho nên việc khai thông, mở rộng hệ thống đường mòn Trường Sơn thật sự cấp thiết. Từ đây, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn hình thành, mang tên gọi Đường Hồ Chí Minh và không ngừng phát triển, cùng sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Binh đoàn 12, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, là cán bộ có hơn 10 năm sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn hơn ai hết hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của tuyến đường huyền thoại này.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Thiếu tướng Võ Sở, nguyên Chính ủy Binh đoàn 12, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam.

Việc mở Đường Trường Sơn thể hiện chiến lược, sách lược của Đảng cũng như tinh thần quả cảm của bộ đội Trường Sơn - tạo nên một con đường quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta. Đây vừa là cầu nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là điểm tựa, mắt xích lớn nối các chiến trường ba nước Đông Dương, lại vừa là nơi Bộ đội Cụ Hồ anh dũng, trí tuệ, chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) mở rộng tại Hà Nội do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đầu tháng 1-1959, ngày 19-5-1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền Nam, biên chế bước đầu là 500 cán bộ, chiến sĩ chịu trách nhiệm xây dựng tuyến chi viện chiến lược, chuyển nhân lực, vật lực từ miền Bắc vào phục vụ cách mạng miền Nam, cũng như cách mạng Lào và Campuchia. Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559. Con đường được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên Đường Hồ Chí Minh.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Đoàn xe vận tải quân đội 559 đưa hàng hóa vào chiến trường, vượt qua trọng điểm Ngã 3 Đồng Lộc, Nghệ Tĩnh.

Là một trong những chiến sĩ lái xe đầu tiên có mặt ở Trường Sơn (Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn có lịch sử vẻ vang 16 năm) thì Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó chủ nhiệm về Chính trị Tổng cục Kỹ thuật, Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh có gần 15 năm góp phần cùng đồng đội làm nên một Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Trong ký ức của Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn, sự quan tâm đó là động lực để bộ đội Trường Sơn sẵn sàng hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho đất nước. “Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Bác Hồ và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường xuyên quan tâm. Khi mới thành lập, Bác Hồ đã mời đồng chí Võ Bẩm, đoàn trưởng đầu tiên của chúng tôi đến để động viên và giao nhiệm vụ cụ thể, Tết đến Bác gửi lẵng hoa, sau đó là cả Bác Tôn Đức Thắng nữa".

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Đoàn 559 có nhiệm vụ vừa vận chuyển, vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, Đoàn thậm chí còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng. Sau 3 tháng mở đường với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ngày 13-8-1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức băng rừng lội suối, vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã bàn giao hàng hóa (chủ yếu là vũ khí) cho Khu 5. Đến cuối năm 1959, Đoàn 559 đã mang vác, chuyển cho Khu 5 và Mặt trận Trị-Thiên được gần 2.000 khẩu súng bộ binh, hàng vạn viên đạn, hàng nghìn quân cụ thiết yếu... Đây là dấu mốc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, vì mỗi khẩu súng, viên đạn đến với chiến trường là thể hiện “ý Đảng”, “lòng dân”, là tình cảm của Bác Hồ kính yêu, của nhân dân miền Bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Các hình thức vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn.

Trải qua 18 tháng đầu tiên với gần 2 mùa khô và một mùa mưa Trường Sơn, Đoàn 559 đã giành được những thắng lợi bước đầu quan trọng trên con đường chiến lược Bắc - Nam Việt Nam. Từ những bước lặng lẽ soi lối, mở đường đầu tiên, những người lính Trường Sơn đã thiết lập được tuyến hành lang giao liên vận tải quân sự dài hàng trăm ki-lô-mét trong điều kiện địa hình bị chia cắt và kẻ thù ngăn chặn quyết liệt. Theo những con đường ấy, hàng chục tấn vũ khí, khí tài được chuyển giao cho lực lượng vũ trang Liên khu 5 và Tây Nguyên, hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ đã được đảm bảo hành quân vào các chiến trường miền Nam Việt Nam.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình, Đường Trường Sơn như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường.

Từ đại ngàn Trường Sơn, bằng những chiến công thầm lặng của mình, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559 đã viết nên màn dạo đầu của bản trường ca hào hùng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Với việc thực hiện tốt chủ trương và củng cố đường cũ ở phía đông Trường Sơn, mở thêm và xây dựng đường mới ở phía tây Trường Sơn trên đất nước Lào, đã phá được thế độc tuyến; đặc biệt từ đường gùi cõng hàng tiến tới mở đường dùng cho phương tiện thô sơ và bước đầu làm đường cho cơ giới hoạt động.

Bằng các phương thức mang vác, gùi thồ, bằng xe đạp, kể cả thồ bằng ngựa, bằng voi, chỉ trong 4 năm (1959-1963), Đoàn 559 đã đưa được 4.400 tấn vũ khí, đạn dược và hơn 31.000 cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Trong 16 năm mở đường, vận tải, chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế trên Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (1959-1975), Bộ đội Trường Sơn đã không ngừng củng cố, mở rộng con đường, kết thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thành “xương sống” ở bán đảo Đông Dương. Khi cuộc chiến kết thúc, tuyến chi viện chiến lượng này (cả Đông và Tây Trường Sơn) đã đi qua 20 tỉnh thuộc cả 3 nước, với 216 con đường, dài tổng cộng hơn 20.000km tỏa ra các chiến trường cả ở Việt Nam, Lào và Campuchia, tạo nên một hệ thống liên hoàn bền vững. Trong gần 6.000 ngày đêm, Đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng hóa vũ khí, hơn 2 triệu lượt người cho các chiến trường, góp phần quyết định thực hiện thành công chiến lược, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

"Từng có nhiều năm gắn bó với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, tôi khá hiểu ông. Dấu ấn đầu tiên ngay khi ông về nhận nhiệm vụ Tư lệnh Đoàn 559 đó là ông đã đi khảo sát ngay các đơn vị trực thuộc ở khu vực Đường 9 để nắm tình hình. Từ đó, Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã xác định những phương thức chiến đấu mới: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, địch đánh đường này, ta mở đường khác. Địch đánh ta sửa ta đi. Huy động tất cả lực lượng của Trường Sơn, kể cả lực lượng công binh, pháo binh, theo tinh thần vít đầu máy bay địch xuống mà đánh”- Thiếu tướng Võ Sở nhớ lại.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Ảnh 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đến thăm bộ đội Trường Sơn. Ảnh 2: Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (đội mũ vải) nghe báo cáo kế hoạch triển khai tuyến xăng dầu khu vực 471. Ảnh 3: Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp sơ đồ của chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971. Ảnh 4: Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn vận tải 101, Bộ đội Trường Sơn. Ảnh 5: Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên với Chính ủy Trung đoàn 515 Hoàng Anh Tuấn và Chính ủy Sư đoàn 473 Nguyễn Sĩ Chia.

Nhớ về những năm tháng chiến đấu cùng bộ đội Trường Sơn, Thiếu tướng Võ Sở chia sẻ: "Tôi vào Trường Sơn năm 1964, lúc Đoàn 559 bắt đầu chuyển từ phương thức gùi thồ sang vận chuyển bằng cơ giới và cũng là lúc cuộc chiến đấu trên dãy Trường Sơn bước vào giai đoạn quyết liệt nhất".

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Các hoạt động trên Đường Trường Sơn.

"Trong những năm 1965-1966, là giai đoạn Mỹ đánh phá ác liệt nhất. Có những đoạn đường ban đầu là rừng già, nhưng chỉ sau chừng thời gian ngắn đã tan hoang, trơ trụi, không còn màu xanh của cây cối, để thấy được mức độ tàn phá kinh khủng của bom đạn. Giai đoạn này, cứ mỗi 1m đường ít nhất có 2-3 quả bom. Bộ đội ta phải bám trụ, khi Mỹ ngừng bắn phá thì ra thông đường cho xe chạy. Công binh là lực lượng rất khó khăn, gian khổ “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, muốn xe chạy được phải bám cầu, bám đường nên công binh là hy sinh lớn nhất ở Trường Sơn" - Thiếu tướng Võ Sở cho hay.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Nhắc tới chuyện việc mở Đường 20, hay còn gọi là Đường Quyết Thắng, Thiếu tướng Võ Sở bồi hồi xúc động kể: "Tuyến đường này được mở nhằm khắc phục thế độc đạo ở khu vực vượt khẩu, tránh những “túi nước” trên đường vận chuyển và làm phân tán, hạn chế sự đánh phá, ngăn chặn của địch. “Tôi còn nhớ, khi tham gia xây dựng tuyến đường, dường như có cuộc thi đua ngấm ngầm nhưng sức quyết liệt giữa Công trường 20 và Công trường 128. Ở công trường của Tiểu đoàn 3-Trung đoàn 10 hạ dốc Ba Thang, tôi đã chứng kiến những người lính công binh đứng trên đỉnh những chiếc thang cao lênh khênh, dài bằng ba chiếc thang tre nối lại. Họ cột mình hàng giờ vào sườn núi, đục đá để tra bộc phá. Cứ liên tục tốp này đến tốp khác. Loạt này phát hỏa xong lại tiếp loạt khác. Liên tục như vậy nửa tháng trời. Một tiểu đoàn đã sử dụng gần 1.000 lượng bộc phá với hơn 9 tấn thuốc nổ để hạ dốc Ba Thang. Hạ được dốc Ba Thang coi như thông Đường 20”.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Ảnh 1: Tuyến đường 20 Quyết Thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thi công trong thời điểm chiến tranh ác liệt, bị địch đánh phá liên tục. Bất chấp bom đạn ác liệt, lực lượng công binh và thanh niên xung phong đã bám trụ mặt đường, lao động cật lực suốt ngày đêm để đảm bảo thông xe. Đường 20 có đến 8 trọng điểm, được gọi là những "tọa độ lửa". Ảnh 2: Bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến mở Đường 20. Ảnh 3: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi trên Đường 20 Quyết Thắng khi vào thăm Trường Sơn năm 1973.

"Khai thông Đường 20, ta có thêm trục vượt khẩu. Nhưng chỉ qua một mùa vận chuyển, địch phát hiện được, là tất cả lại hoàn nguyên đất đá. Con đường kín đáo lại phơi mình trơ trụi bởi hàng nghìn, hàng vạn tấn bom thù, bởi chất độc khai quang, bom napan" - Thiếu tướng Võ Sở nghẹn ngào nhớ lại.

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
Đường Trường Sơn khi xưa là Đường Hồ Chí Minh hiện nay.
  • Đường Trường Sơn - Biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt - Lào - Bài 1: Kỳ tích Đông Trường Sơn
  • Nội dung: Nhóm phóng viên Báo QĐND
  • Ảnh: Tư liệu, TTXVN
  • Kỹ thuật, đồ họa: NGUYỄN CÚC-TÔ NGỌC
top