LONGFORMĐảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa “trắng đảng viên”, xây chắc từng chi bộ

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa “trắng đảng viên”, xây chắc từng chi bộ

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ

Trên hành trình “xóa đói nghèo, lạc hậu”, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang kiên trì, bền bỉ trong suốt nhiều năm qua với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt đã đem lại những đổi thay tích cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng nơi cực Bắc của Tổ quốc.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ

Không có chi bộ đảng lãnh đạo, không có đảng viên tiên phong, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục thì đói nghèo mãi đeo bám đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.

========*****========

Gian nan xóa bản trắng đảng viên, trắng chi bộ

Trước khi chúng tôi về các thôn ở vùng biên, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang để tìm hiểu về công tác xóa thôn (bản) "trắng" đảng viên, xóa "trắng" chi bộ, xóa chi bộ ghép, đồng chí Nguyễn Văn Tuệ, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ đôi điều về những ngày gian khó ấy.

Trong kí ức của mình, đồng chí Nguyễn Văn Tuệ vẫn còn nhớ thời gian từ 1999 đầu những năm 2000 khi được tăng cường từ tỉnh về làm Bí thư Đảng ủy xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, với nhiệm vụ là xóa thôn "trắng" đảng viên, xóa chi bộ ghép. Ngày ấy, cả xã Tân Tiến có hơn nửa các thôn là chi bộ ghép, nhiều bản "trắng" đảng viên. Tỷ lệ đói, nghèo của xã hơn 90% nên công tác phát triển đảng gặp rất nhiều khó khăn. “Đồng bào các dân tộc ở Tân Tiến một lòng theo Đảng nhưng thanh niên trong bản phần lớn đều ít học, chủ yếu theo bố mẹ lên nương kiếm ăn chống đói đã khó, nói gì đến việc tham gia các phong trào, hoạt động ở bản. Nên việc tìm nguồn để phát triển đảng khó khăn như tìm nguồn nước cho vùng cao này vào mùa khô hạn”Đồng chí Nguyễn Văn Tuệ tâm sự.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Đồng chí Nguyễn Văn Tuệ, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang làm việc với đoàn công tác Báo Quân đội nhân dân.

Về thôn Mà Lũng, xã Lũng Táo (Đồng Văn), đường vào thôn được trải bê tông, uốn lượn quanh những triền đá xám tai mèo. Qua những khúc cua tay áo, chúng tôi đến nhà ông Ly Sính Già, nguyên cán bộ xã Lũng Táo từ năm 1997 đến năm 2008. Hỏi về công tác xóa bản trắng đảng viên, ông Ly Sính Già rót ly nước trà nóng mời khách, rồi trầm ngâm nhớ lại: Năm 2000, xã Lũng Táo mới thành lập Đảng bộ xã. Cả xã có có 6 chi bộ với gần 30 đảng viên. Nhiều thôn trước đó "trắng" đảng viên, việc thành lập được chi bộ là nhờ tăng cường các đảng viên từ nơi khác đến, chủ yếu là giáo viên, cán bộ biên phòng.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Đường vào thôn Mà Lũng, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn uốn lượn quanh những triền đá tai mèo.

Nhớ lại những ngày gian khó trong quá trình xóa bản "trắng" đảng viên, "trắng" chi bộ, ông Lý Sính Già nói: “Cái đói, cái nghèo ngày ấy là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc phát triển Đảng ở vùng cao rất khó khăn. Đồng bào các dân tộc trong xã chỉ quen lên nương trồng ngô, thiếu vốn, thiếu trình độ ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên cứ mùa giáp hạt lại thiếu đói, phải chờ nguồn hỗ trợ của Chính phủ. Khi một thanh niên có trình độ, nhiệt tình, hăng hái trong các nhiệm vụ là Đảng ủy xã họp đưa vào nguồn phát triển; phân công cán bộ nhau theo dõi, bồi dưỡng từng đối tượng để họ thực sự trở thành quần chúng ưu tú. Từ đó, mới đề nghị cho đi học lại bổ túc văn hoá, vừa học văn hoá vừa giác ngộ chính trị, tư tưởng… Có những quần chúng phải theo dõi, bồi dưỡng trong nhiều năm, mới thành công.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Nghị quyết chi bộ được tóm tắt thành "Nhắc việc hàng ngày trong gia đình" ở nhiều thôn bản thuộc huyện Mèo Vạc, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Trước yêu cầu đặt ra phải xóa thôn, bản “trắng” đảng viên, “trắng” chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, năm 1999, Tỉnh ủy Hà Giang đã ra Nghị quyết về phát triển các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên. Nhiệm vụ đặt ra, phải tập trung các giải pháp phát triển đảng viên mới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế cơ sở; đưa các đảng viên là giáo viên, cán bộ về sinh hoạt tại thôn, bản để thành lập chi bộ.

Bằng nhiều cách làm quyết liệt, hiệu quả như: Đưa đảng viên từ lực lượng vũ trang, giáo viên, y tế của xã về sinh hoạt với thôn, ghép nhiều thôn có 1-2 đảng viên thành chi bộ ghép… Nhờ thế nguồn phát triển đảng viên mới ở các địa phương trong tỉnh Hà Giang tăng lên rất nhanh. Tổ chức đảng ở cơ sở cũng phủ sóng, lan tỏa vai trò lãnh đạo, nâng cao uy tín của Đảng nhanh và mạnh chưa từng có.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025.

Sau 2 năm nỗ lực triển khai nghị quyết, đến năm 2001, Hà Giang đã cơ bản xóa thôn, bản “trắng” đảng viên; năm 2005 xóa thôn, bản “trắng” chi bộ. Tính đến hết năm 2023, toàn Đảng bộ tỉnh Hà Giang có 15 đảng bộ trực thuộc; 816 tổ chức cơ sở đảng (trong đó, đảng bộ cơ sở 301, chi bộ cơ sở 515); 3 đảng bộ bộ phận; 3.746 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận. Toàn tỉnh có 74.517 đảng viên.

Xây chắc tại chỗ cả về số lượng, chất lượng

Xóa bản "trắng" đảng viên, trắng chi bộ đã khó, việc xây dựng chi bộ thật sự vững mạnh cả về số lượng và chất lượng đặt ra nhiều bài toán cho các tổ chức đảng ở Hà Giang.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Chi bộ Há Dấu Cò, Đảng bộ xã Cán Chu Phìn sinh hoạt chi bộ mẫu.

Vượt qua những màn sương giăng dày đặc, đi qua những con đường như những sợi dây vắt qua các triền núi, chúng tôi về thôn Sủa Nhè Lự, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc. Cả thôn có 38 hộ với 240 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông, trong đó số hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 66%. Đồng chí Vàng Mí Lá (sinh năm 1991), Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Sủa Nhè Lự cho biết: Chi bộ thôn có 11 đảng viên trong thôn. Hằng tháng chi bộ đều họp, ra nghị quyết lãnh đạo, nội dung trọng tâm là nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả trong xã; đẩy mạnh vay vốn phát triển kinh tế; động viên con em đến trường; thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường… Đảng ủy xã phân công các đồng chí đảng viên xuống dự và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nên chất lượng sinh hoạt từng bước được nâng lên. Những năm qua, công tác phát triển đảng ở chi bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng và số lượng đề ra. Năm 2023, chi bộ đề nghị trên kết nạp được một đảng viên là Vàng Mí Lúa (hiện đang làm công nhân tại Bắc Giang) và có 2 đồng chí là Vàng Mí Sò và Phàn Thị Mai, đều đã tốt nghiệp PTTH đi học lớp nhận thức về Đảng”.

Đối với công tác phát triển đảng ở Đảng bộ xã Xín Cái, mặc dù lực lượng đoàn viên trên địa bàn đông nhưng phần lớn các em học xong Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông cơ bản đều đi làm xa. Nhiều đoàn viên đã được giới thiệu đi học lớp cảm tình đảng, sau khi học xong đi làm ở nơi khác nên việc kết nạp không thuận lợi. “Tuy nhiên, Đảng ủy xã quyết tâm không hạ tiêu chuẩn, chú trọng lựa chọn những quần chúng ưu tú, hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào ở địa phương, gắn bó với địa bàn để làm nhân tố xây dựng”Đồng chí Phan Văn Hào, Bí thư Đảng ủy xã Xín Cái chia sẻ.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Lãnh đạo xã Xín Cái kiểm tra mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn.

Chúng tôi về thôn Má Lé, xã Má Lé (Đồng Văn) đúng lúc gia đình ông Lò Văn Đàm đang thu hoạch chanh vàng. Vụ chanh năm nay với 40 cây, gia đình ông Đàm thu hoạch được hơn 15 triệu đồng, kết hợp với trồng lúa, chăn nuôi trâu, dê nên điều kiện kinh tế gia đình trở nên khá giả. Có được điều kiện kinh tế như ngày hôm nay, theo ông Lò Văn Đàm thì gia đình học tập từ những mô hình kinh tế gia đình của các đảng viên trong thôn.

Xã Má Lé đang từng ngày đổi thay với nhiều ngôi nhà kiên cố, nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được nhân rộng. Trung tá Trần Minh Phương, Phó bí thư Đảng ủy xã Má Lé (người đã có gần 20 năm gắn bó với bà con nơi đây) chia sẻ: “Từ những mô hình làm kinh tế như: Nuôi bò sinh sản; nuôi cá chép ruộng; trồng chanh vàng... đã giúp nhiều gia đình không chỉ ở thôn Má Lé mà nhiều hộ trong xã đã thoát nghèo. Trong các buổi sinh hoạt chi bộ ở các thôn, Đảng ủy xã đều phân công các đồng chí trong Đảng ủy xuống dự và đóng góp nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả trong phát huy thế mạnh của địa phương, xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh. Nhờ vậy, các nghị quyết của Đảng từng bước đi vào cuộc sống, đem lại ấm no cho đồng bào”.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Bí thư Chi bộ thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn trao quyết định kết nạp đảng viên cho Mua Mí Chính trước khi lên đường nhập ngũ.

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Đồng chí Tráng Thị Lan, Phó trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Đồng Văn

Để nâng cao chất lượng đảng viên và chi bộ trên địa bàn, đồng chí Tráng Thị Lan, Phó trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Đồng Văn cho biết: “Huyện ủy Đồng Văn chú trọng hướng việc nâng cao chất lượng điều hành chi bộ cho người chủ trì cuộc họp, chi ủy, chi bộ; tập trung rà soát, kết nạp đối tượng là cán bộ bán chuyên trách cấp xã, cấp thôn, đội ngũ viên chức giáo dục, y tế, quân nhân xuất ngũ, công an xuất ngũ, để tạo nguồn kết nạp có chất lượng hơn, xây dựng các chi bộ ngày càng vững mạnh hơn”.

Thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Giang đã biên soạn và phát hành trên 13 nghìn cuốn tài liệu bồi dưỡng Chi ủy viên, 3 nghìn cuốn sổ tay Bí thư Chi bộ; phê duyệt Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 22-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đảng viên, giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13-9-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ... Nhờ vậy, chất lượng đảng viên có chuyển biến tích cực; chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng lên.

(Còn nữa)

Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
Toàn cảnh thị trấn Đồng Văn, Hà Giang.

  • Đảng bộ Hà Giang trên hành trình xóa đói nghèo, lạc hậu - Bài 1: Xóa trắng đảng viên, xây chắc từng chi bộ
  • Nội dung: NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO QĐND ĐIỆN TỬ
  • Ảnh: BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN và CTV
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC
top