LONGFORMChủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Đồng chí Lê Liêm năm 1950

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Liêm (6-2-1922), Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân trong thời kỳ 1950-1953, chúng tôi đã tìm đến tư gia của nhà báo cách mạng-người đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của Báo Quân đội nhân dân vào những ngày đầu Xuân mới Nhâm Dần 2022.

Giờ đây, Tổng biên tập Lê Liêm không còn nữa nhưng trong căn phòng tràn ngập không khí của mùa Xuân, qua câu chuyện kể của những người con của ông, chúng tôi được hiểu rõ hơn về cuộc sống gia đình rất đỗi bình dị cũng như những công việc mà ông đã từng kinh qua như: Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1950-1958); Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Văn hoá (1958-1963); Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (1960); Chủ nhiệm Văn phòng văn giáo Phủ thủ tưởng (1963-1965); Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ giáo dục (1965-1973). Trong đó có cả những năm tháng dẫu ngắn ngủi (3 năm) đảm nhiệm cương vị cao nhất của một tờ báo hai lần Anh hùng, hai lần chiến sĩ nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm với các thế hệ làm báo sau này.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Tổng biên tập Lê Liêm sinh được 7 người con, giờ chỉ còn 4 nhưng các con của ông ai nấy đều trưởng thành, người thì nối nghiệp cha đi theo con đường binh nghiệp, người thì công tác trong ngành mỹ thuật, điêu khắc, âm nhạc, giáo dục... Tất cả đều được thừa hưởng sự giáo dục độ lượng nhưng nghiêm khắc của cha, nên đều gặt hái được thành công trên con đường sự nghiệp do cha định hướng.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Đồng chí Lê Liêm bên gia đình.

Trong số các người con của Tổng Biên tập Lê Liêm thì có cô con gái lớn là Trịnh Thanh Đoan, sinh năm 1944, nguyên cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, vinh dự được đến ở cùng cha tại Chiến khu Việt Bắc từ khi mới 5 tuổi.

Trong ký ức của người phụ nữ này, mặc dù lúc đó là ở cùng bố nhưng rất ít khi được gặp bố bởi bố thường xuyên đi làm nhiệm vụ ở các mặt trận Tây Bắc, Điện Biên…

“Mỗi lần bố tôi đi mặt trận thì lại gửi tôi cho bác Lê Quang Đạo và nói rằng bố đi công tác, con sang ở với bố Đạo, khi nào bố về thì bố đón con. Lúc đó, tôi còn nhỏ, để cảm nhận những điều bố nhắn nhủ thì chưa hết được nhưng chỉ biết rằng, lúc nào tôi cũng thấy bố luôn yêu thương mọi người, đặc biệt với các con, bố luôn tranh thủ từng khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi cho con. Tuy rằng, bố không có nhiều thời gian chăm sóc tôi nhưng luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Trong suốt thời gian tôi ở với bố ở Chiến khu Việt Bắc thì hầu hết bố đều gửi tôi nhờ các đồng đội chăm sóc hộ để đi làm nhiệm vụ của mình. Lúc đó, mẹ tôi cũng đi làm cách mạng nên cũng không có thời gian chăm sóc tôi. Vì thế, khi nào được ở với bố mẹ là quãng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với tôi”, chị Trịnh Thanh Đoan nhớ lại.

“Hồi nhỏ tôi lười ăn lắm, bố mẹ thì bận công việc nên không thể ngồi bón cơm cho tôi như những đứa trẻ lên 5, lên 3 khác. Tôi ăn chậm nên khi bố ăn cơm xong chỉ nghỉ ngơi chút xíu rồi lại đi và tôi thì bê bát cơm đi lang thang dưới các tán cây cổ thụ trong rừng đến khi ăn xong thì bê bát về. Tôi luôn cố gắng ăn hết phần cơm của mình bởi tôi không muốn bố buồn khi thấy tôi ăn ít. Quãng thời gian ở giường tre, nằm lán trại trong rừng, tắm nước suối cùng các chú bộ đội chính là những năm tháng để lại nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời của tôi”, chị Trịnh Thanh Đoan kể.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Đồng chí Lê Liêm với các con khoảng cuối năm 1958 đầu 1959.

“Muốn làm được việc lớn thì phải làm tốt những việc nhỏ nhất”, đó chính là lời dạy và căn dặn thường xuyên của cha mà cho đến bây giờ, các con của ông vẫn không thể nào quên. Đến nay, những người con của Tổng biên tập Lê Liêm đều đã ở vào tuổi xưa nay hiếm nhưng họ luôn thấm nhuần và thực hiện nghiêm lời cha dạy.

“Đến khi tôi trở thành một cô giáo dạy nhạc thì tôi vô cùng biết hơn cha bởi chính ông đã định hướng cho tôi đi theo con đường nghệ thuật. Trong sự nghiệp của cha, có 3 lĩnh vực mà ông đã dành nhiều tâm huyết thực hiện đó là quá trình công tác trong quân đội, khi làm nhà quản lý văn hóa, giáo dục thì tôi tự hào là đã trở thành cô giáo dạy nhạc. Tôi đã học được ở bố phong cách làm việc, lối sống giản dị. Bởi thế tôi luôn truyền đạt cho học sinh không chỉ những kiến thức mà còn cả nhân cách sống”, chị Trịnh Thanh Hương, con gái út của Tổng biên tập Lê Liêm chia sẻ.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Đồng chí Lê Liêm bên gia đình.

Đại tá, PGS, TS Trịnh Hồng Anh, nguyên Chính trị viên Viện Tên lửa (Viện Khoa học Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc phòng), con trai thứ 6 của Tổng biên tập Lê Liêm chia sẻ: “Chúng tôi học tập ở cha đức tính luôn quan tâm đến đồng đội, hết lòng phục vụ quân đội và cách mạng. Bố là người nhân từ, luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Có những bức ảnh, các cựu chiến binh mang đến nhà tặng cha tôi có đề rằng “Kính tặng thủ trưởng Lê Liêm-người rất gần gũi và quý mến của chúng tôi”. Trong các cuộc lễ kỷ niệm, chúng tôi đã mời các đồng đội của cha đến dự thì các đồng đội đều bày tỏ tình yêu mến cha-người thủ trưởng gần gũi của họ”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Đại tá, PGS, TS Trịnh Hồng Anh bên kỷ vật của bố Lê Liêm.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, một trong những người tiếp xúc nhiều nhất với Tổng biên tập Lê Liêm đã kể lại trong bài báo có tiêu đề “Khi Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận cầm bút viết “xê-ri” bài đinh” của tác giả, Đại tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Biên tập Báo Quân đội nhân dân Điện tử rằng: “Anh Lê (cách gọi thân mật ông Lê Liêm ngày ấy) là một con người dễ gặp, dễ chuyện, rất thân tình với anh em. Gặp điều gì tâm đắc, anh cười cứ ha hả, cười rất tươi. Anh viết rất giỏi, rất hay, rất nhanh, rất gọn. Bởi vì anh có chất giọng của một người làm văn hóa, từng viết Báo Quân du kích, tiền thân của Báo Quân đội nhân dân. Tuy là cấp trên, nhưng anh có tính dân chủ cao, thường đưa những bài anh viết cho chúng tôi xem, đọc và góp ý. Anh gần gũi với cơ sở, với bộ đội nên anh không chỉ viết nhiều mà còn viết những vấn đề rất cụ thể, rất thiết thực với đời sống”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Bài viết trên báo QĐND về việc viết báo của đồng chí Lê Liêm tại Mặt trận Điện Biên Phủ.

Nhà báo Trần Cư gọi những bài báo của Lê Liêm là những bài lãnh đạo tư tưởng. Trong 10 số báo giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, ông viết tới 11 bài. Cảm hứng 3 bài đầu là tình cảm sâu nặng, kính yêu đối với Bác Hồ. Có khi, câu nói của Bác Hồ. Có khi, câu nói của Bác Hồ trong một lớp quân sự: “Đối với bộ đội, đối với kháng chiến, các chú trực tiếp phụ trách! Quyết tâm không?” cũng được ông lấy cảm hứng viết thành một bài chính luận xúc động như thơ: “Tiếng Người rộng rãi và mênh mông, đanh thép mà dịu dàng, cương quyết mà đầy tình thương yêu!”.

Có lúc, ông viết tới 3 bài về kiểm tra vũ khí và 1 bài về "Cần trông nom sức khỏe của bộ đội" đều ngắn gọn độ 300 chữ, giọng văn rất chân tình nhưng lại để giải quyết vấn đề rất nghiêm trọng: Vũ khí hư hỏng, mất mát. Lời văn của ông thẳng thắn, thiết tha: “Những cán bộ và chiến sĩ để hư hỏng và mất vũ khí là những người có tội rất nặng đối với nhân dân. Những vũ khí trên là do mồ hôi nước mắt của nhân dân mới có, là do nhiều liệt sĩ đã hy sinh đổ máu mới giành giật được. Những người không biết yêu quý vũ khí như thế nghĩ thế nào? Đã làm lợi gì cho Tổ quốc và nhân dân mà lại lãng phí nhiều như vậy?”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Ba ảnh trên: Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ Lê Liêm cùng Cơ quan chính trị mặt trận. Ảnh dưới: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong buổi giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia chiến dịch trên sa bàn. (Đồng chí Lê Liêm ở bên phải ngoài cùng hàng đứng).

Theo lời kể của Đại tá Trịnh Hồng Anh: Trong giai đoạn Chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc đó bố tôi là Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận, với tư cách của một người phụ trách công tác chính trị, ông đã trực tiếp chỉ đạo Báo Quân đội nhân dân ra những số báo đặc biệt tại mặt trận. Trong suốt 56 ngày đêm đã ra được 33 số báo. Đây là cũng điều đặc biệt nhất bởi trên thế giới không có mặt trận nào xuất bản báo tại mặt trận. Là người duyệt bài nên bố tôi thường nhận những bài báo của các phóng viên gửi về đồng thời trực tiếp tham gia viết nhiều bài động viên bộ đội. Những bài viết mang tính chất động viên của bố tôi, chăm lo thương binh…đã thể hiện là một thủ trưởng đã quan tâm đến bộ đội để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Với nhà báo Phú Bằng, một trong những phóng viên chiến trường của Báo Quân đội nhân dân khẳng định: “Những bài ông Lê Liêm viết ra, gần như các sĩ quan cao cấp nhất, mọi chính ủy sư đoàn, trung đoàn đều phải đọc rất kỹ. Đó là những bài mang tính chỉ đạo, gắn với những ý đồ chiến lược. Trong trường hợp này, tờ báo giữ vai trò như một Chính ủy. Đôi khi, trong những bài đó còn cài một vài ý nào đó để đánh lừa quân địch. Vì chúng cũng sẽ đọc rất kỹ những bài ký tên Lê Liêm”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Trải bao vinh quang và cơ hàn từ tờ báo Tiếng súng reo, đến Sao vàng, Chiến thắng, Vệ quốc quân, Quân du kích, rồi đến ngày 20-10-1950, lịch sử sang trang, Báo Quân đội nhân dân ra đời. Tờ báo được Bác Hồ đặt tên và quan tâm huấn thị ngay từ những ngày đầu, đã trưởng thành nhanh chóng cùng sự lớn mạnh của quân đội ta. Và Tổng biên tập Lê Liêm là người đã đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Báo Quân đội nhân dân (20-10-1950/20-10-2020), Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập đã bày tỏ: “Ngày này cách đây 70 năm tại Khau Diều, Định Biên, Định Hóa, Thái Nguyên, chắc cũng đang chộn rộn lắm. Tôi hình dung thấy vẻ nghiêm nghị của Đại tướng, Chủ nhiệm TCCT Nguyễn Chí Thanh, của đồng chí Lê Liêm - Tổng biên tập đầu tiên; vẻ trầm tư, trăn trở của Tổng thư ký tòa soạn Lưu Văn Lợi; tôi cũng hình dung trước mắt mình, những trang bản thảo thấm nước mưa rừng, thấm mồ hôi nước mắt và cả máu xương của Thâm Tâm, Hoàng Lộc, Trần Đăng, Thôi Hữu; rồi những bước chân thoăn thoắt vượt núi băng đèo, những nụ cười rạng rỡ của Vũ Cao, Trần Đĩnh, Trần Cư, Khắc Tiếp, Phú Bằng…

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Tòa soạn Báo Quân đội nhân dân tại mặt trận bên thác nước ở Mường Phăng (được chụp trong ngày toàn thắng 7-5-1954).

Để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã lần giở lại 33 số báo tại mặt trận. Điều khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, đó là thời điểm ấy, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Lê Liêm vẫn viết rất nhiều bài thể loại chính luận đăng trên trang nhất và nhiều bài báo mang giá trị sâu sắc cho đến tận bây giờ.

Trong bài viết “Những thắng lợi đầu tiên trong mùa Đông Xuân và nhiệm vụ của chúng ta” được đăng trên báo Quân đội nhân dân số 116 (ngày 28-12-1953), tác giả Lê Liêm có viết: “Chúng ta đã giành được những thắng lợi đầu tiên. Chúng ta quyết không thỏa mãn với những thắng lợi ấy. Hiện nay quân thù vẫn tiếp tục với những âm mưu thâm độc sau những thất bại nặng nề. Chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng. Chúng ta cần hoàn thành các công tác trước mắt để có lệnh là lập tức xông ra tiêu diệt quân địch giành lấy những thắng lợi mới to lớn hơn”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
33 số Báo Quân đội nhân dân do Tòa soạn Tiền phương xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ .

Đọc những dòng viết này, bạn đọc cảm nhận được tác giả không chỉ là một nhà báo chiến trường, đặt bút viết ra những điều mắt thấy tai nghe mà còn là một nhà cách mạng ưu tú, thận trọng với tài thao lược, nhìn xa trông rộng.

Điều đó được bộ lộ rõ nét khi trong lúc quân và dân ta còn đang hân hoan, tận hưởng niềm vui chiến thắng, ông đã nhắc nhở “Chúng ta quyết không thỏa mãn với những thắng lợi ấy” và đồng thời đưa ra những chỉ đạo, định hướng kịp thời đó là “Chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác chuẩn bị sẵn sàng lực lượng. Chúng ta cần hoàn thành các công tác trước mắt để có lệnh là lập tức xông ra tiêu diệt quân địch”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Bài báo do chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Lê Liêm viết

Còn trong bài viết “Hồ Chủ tịch dạy chúng ta “Quyết tâm phải thực thà sâu sắc” đăng trên Báo Quân đội nhân dân số 118 (ngày 13-1-1954), tác giả đã mượn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh để viết thành một bài chính luận với mục đích răn dạy, giáo dục bộ đội ta. Trong bài viết, tác giả đã không ngần ngại chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong một bộ phận bộ đội ta. Cụ thể, tác giả Lê Liêm viết: “Có đồng chí còn ngại khó, ngại khổ, còn ngại địch; có đồng chí thì làm bộ như khinh địch nhưng trong thâm tâm đến khi gặp khó khăn thì biểu hiện sợ địch”.

Hay “Trong công tác thực tế hằng ngày thì nhiều đồng chí chưa có thái độ tích cực đầy đủ, còn muốn làm việc dễ, không muốn làm việc khó, còn muốn nghỉ ngơi không muốn phấn đấu. Thái độ với khó khăn thì không phải là thái độ bắt khó khăn đầu hàng mình, mà lại là thái độ muốn đầu hàng trước khó khăn, thậm chí còn có đồng chí khuếch đại khó khăn”.

Sau khi nhìn nhận thẳng thắn và đánh giá khách quan những vấn đề đang tồn tại trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, tác giả đã đưa ra những lời định hướng, những lời khuyên chân thành. Tác giả viết: “Bởi vậy mỗi đồng chí lúc này trước nhiệm vụ trọng đại mà Hồ Chủ tịch và đồng chí Đại tướng Tổng Tư Lệnh đã giao cho chúng ta phải kiểm tra lại quyết tâm của mình, xét rõ nguyên nhân vì sao chưa quyết tâm thực sự. Các đồng chí chúng ta phải nghiêm khắc tự phê bình, bộc lộ tư tưởng và thắc mắc của mình một cách chân thành để các đồng chí khác và cấp trên, cấp dưới giúp đỡ cho họ.

Thành khẩn như thế tức là chúng ta đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên, tức là chúng ta muốn cho chiến dịch được thắng lợi; chúng ta muốn hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mỗi người trong chiến dịch Đông Xuân năm nay. Chúng ta phải hết sức tuân theo những chỉ thị ấy tức là chúng ta có thể nâng cao quyết tâm của mình lên một bước mới. Chúng ta tuyệt đối chớ coi thường lời khuyên nhủ và động viên của thượng cấp”.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo gặp gỡ cán bộ và chiến sĩ lập công xuất sắc trong chiến dịch Điên Biên Phủ tháng 5-1954.

Bằng giọng văn chân thật, giản dị, tác giả đã góp phần xây dựng tư tưởng và thôi thúc quyết tâm của bộ đội một cách thiết thực, kịp thời. Mặc dù những dòng viết trên là lời răn dạy, giáo dục tư tưởng cho chiến sĩ nhưng khi đọc lên, chúng ta không hề cảm thấy khiên cưỡng hay giáo điều mà ngược lại còn cảm thấy rất gần gũi, thân tình. Để qua đó, người chiến sĩ thêm tự ý thức được trách nhiệm của bản thân, vững tâm, cầm chắc tay súng, đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách.

Còn trong bài viết “Phấn khởi và quyết tâm chiến đấu liên tục”, để động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, quyết tâm tiêu diệt địch, giành thắng lợi hoàn toàn, tác giả đã khẳng định: “Chiến dịch này là chiến dịch lịch sử. Thắng lợi của chúng ta là thắng lợi lịch sử”.

Không chỉ khẳng định đây là chiến dịch lịch sử để thôi thúc các chiến sĩ làm nên điều lịch sử mà tác giả còn chỉ ra những khó khăn mà các chiến sĩ ở các mặt trận trong và ngoài nước phải đương đầu. Tác giả viết: “Chúng ta phải chiến đấu thật anh dũng, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để chiến thắng địch như các chiến sĩ ở đồi C chiến đấu 2 ngày 2 đêm vẫn giữ vững trận địa.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
Ảnh trái: Đồng chí Lê Liêm cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Moskva ngày 21-8-1961. Ảnh giữa: Thăm Học viện Thư viện Lê nin tại Moskva năm 1961. Ảnh ngoài cùng bên phải: Tại đại hội Điện Ảnh Moskva tháng 7-1961.

Các chiến sĩ anh dũng Hồng quân Liên xô mấy chục tháng trời chiến đấu anh dũng, gian khổ ở Sít-ta-lin-gờ-rát. Lê-nin-gờ-rát mới có thắng lợi ngày nay. Ở Lê-nin-gờ-rát trong 900 ngày mỗi chiến sĩ Hồng quân chỉ có 2 lạng bánh mì. Chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các chiến sĩ ở Sít-ta-lin-gờ-rát, Lê-nin-gờ-rát nhiều. Các chiến sĩ ở Thượng-cam-lĩnh còn chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn hơn ta mà cuối cùng vẫn tiêu diệt quân địch đông gấp bội. Chúng ta còn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các chiến sĩ ở Thượng-cam-lĩnh”.

Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng lối viết so sánh để giúp cho các chiến sĩ ý thức được rằng điều kiện của bộ đội ta thời điểm đó vẫn còn rất tốt. Bằng cách chỉ ra những khó khăn mà chiến sĩ ở đồi C, chiến sĩ Hồng quân, chiến sĩ ở Thượng-cam-lĩnh đã phải trải qua và những trái ngọt mà họ đã gặt hái được, tác giả một lần nữa đã củng cố niềm tin cho các chiến sĩ, giúp họ tạm quên đi những khó khăn trước mắt để thực hiện những mục tiêu cao cả hơn, lớn lao hơn. Đó chính là đánh tan quân thù, giành lại chiến thắng.

Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân

“Tôi nghĩ rằng, khi là Tổng biên tập, điều đã khiến ông trở thành một tác giả viết nhiều bài xuất sắc ở mặt trận Điện Biên Phủ đó chính là sự say mê công tác chính trị. Trong đó, báo chí là công cụ hữu hiệu, bởi thế ông đã trực tiếp viết bài để vừa hoàn thành nhiệm vụ làm công tác chính trị vừa là một nhà báo cách mạng”, Đại tá Trịnh Hồng Anh cho biết.

Với sự hy sinh và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phong cách sống giản dị và tư duy làm việc nghiêm túc, luôn có sự tìm tòi, đổi mới của Tổng biên tập Lê Liêm sẽ mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ làm báo Quân đội nhân dân học tập và noi theo.

  • Chủ nhiệm báo (Tổng biên tập) Lê Liêm - người đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho Báo Quân đội nhân dân
  • Nội dung: KHÁNH HUYỀN - TRẦN YẾN
  • Ảnh: GIA ĐÌNH CUNG CẤP
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

top