Với chuỗi hoạt động phong phú, đa dạng, chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân và du khách phương Nam thông qua những trải nghiệm thú vị về nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Chuỗi hoạt động góp phần chuyển tải tình cảm sâu sắc của hai thành phố nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024).
“Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” không dừng lại ở những hoạt động nổi bật trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, thương mại, nghệ thuật, thể thao... mà sâu hơn là mang không gian văn hóa Thủ đô đến với miền Nam. Đó còn là giới thiệu về con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội-thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo.
Nét đẹp văn hóa Thủ đô Hà Nội không chỉ tái hiện qua hình ảnh các di tích, địa danh, di sản văn hóa tiêu biểu... mà còn trong những sản phẩm làng nghề truyền thống, những món ăn, chiếc bánh, thức uống đậm chất Hà Nội. Chương trình đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu đậm tình yêu của người dân miền Nam với Thủ đô Hà Nội mến yêu.
Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” diễn ra nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024).
Tiết mục "Tiến về Hà Nội" trong đêm khai mạc để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Các tiết mục biểu diễn thể hiện nét đẹp văn hóa Thủ đô.
Chương trình nghệ thuật "Dấu son Hà Nội" cũng kết hợp những tiết mục về TP Hồ Chí Minh tạo sự gắn kết giữa hai thành phố.
Lãnh đạo TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan các sản phẩm làng nghề truyền thống của Hà Nội.
Tái hiện một góc phố Hoàn Kiếm.
Các ấn phẩm giới thiệu về du lịch Thủ đô với thông điệp "Hà Nội đến để yêu".
Phối cảnh một góc trụ sở Báo Hà Nội Mới được nhiều người chọn chụp ảnh lưu niệm.
Một góc chợ Đồng Xuân tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh.
Các nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng giới thiệu với du khách về truyền thống làng nghề.
Sản phẩm nón Làng Chuông cũng được người dân quan tâm tìm hiểu.
Không gian chính của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan, thưởng lãm.
Đoàn đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu lãnh đạo TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Phiên bản Trống đồng Cổ Loa đặt tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh là món quà của TP Hà Nội tặng TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 / 10-10-2024).
Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau".
Học sinh TP Hồ Chí Minh thích thú thưởng lãm các hiện vật hình tượng rồng trong trưng bày “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau”.
Học sinh TP Hồ Chí Minh trải nghiệm lều chõng đi thi thời xưa.
.... và trải nghiệm khu vực giới thiệu thư pháp.
Ban tổ chức ứng dụng các công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo vào công tác trưng bày để tăng trải nghiệm cho công chúng.
Trong khuôn khổ "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh" đã diễn ra chương trình giao lưu giữa Thành đoàn Hà Nội và Thành đoàn TP Hồ Chí Minh.
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong chương trình giao lưu "Giai điệu trẻ" của tuổi trẻ hai thành phố.
Thành đoàn Hà Nội trao tặng học bổng đến học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn của TP Hồ Chí Minh.
Dịp này, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn tổ chức hoạt động giao hữu thể thao sôi nổi.
Biểu diễn võ thuật tại chương trình giao hữu thể thao.
Các trận giao hữu bóng rổ U23 nam, nữ kịch tính giữa hai thành phố.
Biểu diễn nội dung thể dục nghệ thuật đẹp mắt.
Qua 3 ngày tổ chức, chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã để lại ấn tượng đẹp với công chúng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
HỒNG GIANG-BẢO NGÂN (thực hiện)